Bạn biết gì về kiến trúc Nhật Bản đương đại?
Trong suốt hàng chục năm qua, kiến trúc Nhật Bản đương đại đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều nền kiến trúc thế giới trong có kiến trúc Việt Nam. Khi nhắc đến kiến trúc Nhật Bản là chúng ta lại nghĩ một xu hướng kiến tạo không gian độc đáo, có sự hiện đại trong các thiết kế truyền thống, tinh tế và vượt trội.
Kiến trúc Nhật Bản đương đại phát triển song hàng cùng với sự tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, để có được những thành tựu xuất sắc như hiện nay, kiến trúc Nhật Bản đã phải trải qua nhiều thời kỳ thay đổi trên con đường tìm bản sắc riêng. Sau thế chiến 2 thì nền kiến trúc Nhật đã thực sự khẳng định được vị thế của mình với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận.
Đặc trưng kiến trúc Nhật Bản đương đại
Trong thế kỷ 20, trào lưu kiến trúc hiện đại bùng nổ với sức ảnh hưởng lớn có phạm vi trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, tại Nhật Bản nổi lên xu hướng kiến trúc khiến giới kiến trúc thế giới phải xôn xao. Những cái tên như: Kenzo Tange, Fumihiko Maki, Tadao Ando, Kisho Kurokawa... xuất hiện cùng với những công trình cực kỳ kỳ vỹ, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng lại đặc sắc nét văn hóa dân tộc.
Chính đặc tính văn hóa, lối sống của con người Nhật Bản đã góp phần tạo nên sự thành công rực rỡ của nền kiến trúc Nhật Bản. Sự biến đổi của cuộc sống, của thiên nhiên khiến họ luôn nỗ lực tìm tòi những phương cách sáng tạo kiến trúc mới, phù hợp với điều kiện biến đổi.
Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Nhật Bản đương đại là chất lượng cao, các công trình được thiết kế và xây dựng luôn đặt chất lượng lên cao hơn nhưng vấn đề trào lưu hay trường phái. Kiến trúc Nhật luôn phát triển trong tình trạng thay đổi, đối với người Nhật thì họ không xây dựng vì một sự vĩnh cửu hay nguyên bản.
Tôn giáo và triết lý Wabi Sabi trong kiến trúc Nhật Bản đương đại
Sự đơn giản trong phong cách kiến trúc với cái tên gọi Zenshuyo tại Nhật Bản được thể hiện qua những ngôi đền có thiết kế theo phương dài, các khối hỗ trợ toyko giữ cột, mái vòm và các vật dụng trang rí kibana. Kiến trúc Nhật Bản được hình thành trong giai đoạn này đều được tác động bởi một triết lý liên quan đến thiền tông phật giáo - wabi-sabi.
Hiện nay, rất nhiều phòng trà mang nét đặc trưng thiết kế là sự bất đối xứng, sự không hoàn hảo và tone màu đất là chịu ảnh hưởng bởi triết lý Wabi-sabi. Thực tế thì các kiến trúc sư Nhật Bản vẫn luôn thể hiện Wabi-sabi trong các tác phẩm của mình.
Cụ thể vào năm 2015 thì một thiết kế của KTS bản địa Kengo Kuma đã được lựa chọn cho công trình sân vận động Olympic 2020 mang lại sự kết nối xanh giữa thủ đô Tokyo. Ngoài ra, một công trình điển hình khác của Wabi-sabi là Nhà vệ sinh công cộng tại ga Itabu của KTS Sou Fujimoto.
Những gương mặt theo chủ nghĩa kiến trúc Nhật Bản đương đại
Những cái tên nổi bật của kiến trúc Nhật Bản đương đại phải kể đến đó là Fuhimiko Maki, Arata Isozaki, Hiroshi Hara và Tadao Ando.
KTS Fuhimiko Maki sinh 1928 tại Tokyo, tốt nghiệp Đại học Tokyo và học thiết kế tại Trường Harvard. Ông là gương mặt nổi bật theo chủ nghĩa kiến trúc hiện đại, người gắn kết kiến trúc truyền thống Nhật Bản trong từng tác phẩm.
KTS Arata Isozaki sinh 1931 tại Oita, người đại diện cho những công trình mang nhiều yếu tố hình học, có thể thấy qua CLB Golf Oita và Bảo tàng nghệ thuật Gunma. Với ông Isozaki thì hình vuông hay hình tròn đều là công cụ thực tiễn tuyệt vời trong kiến trúc.
KTS Hiroshi Hara sinh 1936, khi thiết kế kiến trúc ông luôn đề cao quy luật của tự nhiên. Một số tác phẩm kiến trúc nổi bật của ông có thể kể đến là làng xóm trên những hòn đảo Cyclades (Hy Lạp) hay Yamato International Building, Umeda Skycity.
KTS Tadao Ando sinh 1941, dù chưa từng học qua trường kiến trúc nhưng những cống hiến của ông cho nền kiến trúc Nhật Bản đương đại khiến thế giới phải công nhận. Ông được xem là chuyên gia của kiến trúc bê tông. Những công trình nổi tiếng của ông là Rokko Housing II ở Kobe, Đền thờ trên nước ở Hokkaido.
Kiến trúc Nhật Bản đương đại có sự phát triển mạnh mẽ và duy trì bản sắc dân tộc độc đáo. Những công trình của Nhật Bản hiện nay dù hiện đại nhưng vẫn thể hiện nét đẹp truyền thống, biểu hiện sự kế thừa và phát triển của nền kiến trúc Nhật.
from Raimuhome https://ift.tt/2R2XqdJ
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét